người chọn tư vấn bác sỹ
TRĨ NỘI - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
1. Tổng quan bệnh Trĩ nội
Bệnh trĩ nội là tình trạng tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị giãn quá mức và phình to ra.
Giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ là một khối thịt rất nhỏ, nằm phía dưới đường lược, sau khi bệnh phát triển thì khối thịt thừa này sẽ to dần ra và có hiện tượng bị sa ra ngoài.
Phụ thuộc vào vị trí của búi trĩ xuất hiện ở phía trên hay dưới đường lược của ống hậu môn, bệnh trĩ phân thành 2 loại chính là: Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại.
Với trĩ nội, các đặc điểm để nhận biết là vị trí mọc búi trĩ nằm ở trong ống hậu môn, không gây đau do không có thần kinh cảm giác, ban đầu thường chưa nhìn thấy búi trĩ mà chỉ thấy các dấu hiệu như chảy máu khi đi cầu, đau rát hoặc chảy dịch và cảm giác nặng ở hậu môn, sau đó mới thấy có sa búi trĩ.
Tùy vào mức độ nặng nhẹ, bệnh trĩ nội được phân thành 4 độ: Bệnh trĩ nội độ 1, bệnh trĩ nội độ 2, bệnh trĩ nội độ 3 và bệnh trĩ nội độ 4 là khi búi trĩ đã sa thường trực bên ngoài hậu môn, đẩy cũng không co lên, lúc này biến chứng xuất hiện nhiều như viêm nhiễm, hoại tử,…búi trĩ.
2. Nguyên nhân bệnh Trĩ nội
Bệnh trĩ nội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:
● Do tĩnh mạch tại hạ bộ trực tràng, hậu môn bị phình gập, thu hẹp ống hậu môn khiến việc đẩy phân ra ngoài trở nên khó khăn hơn.
● Hậu môn, trực tràng bị kích thích do vùng hậu môn bị nóng, lạnh quá mức do tiêu chảy, táo bón….
● Do các vấn đề về hệ tiêu hóa như giảm nhu động ruột, đi ngoài chậm và ít vận động.
● Do sự gia tăng áp lực vùng bụng như phụ nữ mang thai, người bị bệnh có khối u trong ổ bụng, người bệnh tuyến tiền liệt phì đại….
● Do thói quen sinh hoạt không đúng cách như ăn uống quá no, nhịn đi vệ sinh, ngồi xổm quá lâu…
● Do lười, do tập trung trong công việc, do căng thẳng…nên lười đi vệ sinh. Nguyên nhân này đang ngày càng phổ biến ở giới trẻ.
3. Triệu chứng bệnh Trĩ nội
Ở mỗi cấp độ nặng nhẹ của bệnh, dấu hiệu bệnh trĩ nội có thể bao gồm:
● Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 1 là đi vệ sinh ra máu, mặc dù không có cảm giác đau rát nhưng máu dính ở phân hay ở giấy vệ sinh, về sau nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia kèm theo búi trĩ bị sa ra. Bên cạnh đó, do dịch nhầy chảy ra khiến hậu môn ẩm ướt bệnh nhân cảm thấy khó chịu.
● Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 2 là búi trĩ sa thấp hơn, nằm thập thò ở bên trong hậu môn. Ở mức độ này, khi rặn hay đi đại tiện, búi trĩ có thể thò ra ngoài sau đó tự thụt vào được chưa cần có sự can thiệp nào
● Dấu hiệu của bệnh trĩ nội độ 3 là các biểu mô búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Lúc này, búi trĩ đã sa ra ngoài làm cơ thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi ho hoặc vận động mạnh, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.
3. Đường lây truyền bệnh Trĩ nội
◆ Bệnh trĩ nội có lây không?
Bệnh trĩ nội là một trong những bệnh không lây truyền từ người này sang người khác
◆ Đối tượng nguy cơ bệnh Trĩ nội
Theo thống kê, có khoảng 3/4 dân số sẽ mắc bệnh trĩ trong một thời điểm nào đó của cuộc đời. Cả nam giới và nữ giới đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là những người phải ngồi nhiều và phụ nữ mang thai, bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi từ 45 đến 65 tuổi.
Có các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh như:
– Công việc buộc phải ngồi lâu thường xuyên,
– Bị tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính,
– Béo phì,
– Phụ nữ mang thai,
– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn,
– Chế độ ăn ít chất xơ,
– Có tiền sử u vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng,
– U ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
4. Phòng ngừa bệnh Trĩ nội
Để phòng ngừa bệnh trĩ nội, cách tốt nhất là giữ cho phân mềm khi đi qua lỗ hậu môn. Có thể kể đến một số biện pháp để ngăn ngừa trĩ và giảm triệu chứng trĩ sau:
● Ăn thực phẩm nhiều chất xơ như: trái cây, rau củ và ngũ cốc nguyên cám… giúp làm mềm phân và tăng khối lượng phân.
● Uống từ sáu đến tám ly nước và các chất lỏng khác (không phải rượu) mỗi ngày để giúp làm mềm phân.
● Bổ sung chất xơ không kê đơn, chẳng hạn như Metamucil và Citrucel đểcải thiện các triệu chứng và giảm chảy máu từ búi trĩ, giúp giữ phân mềm và đi cầu đều đặn mỗi ngày.
● Hạn chế rặn mạnh khi đi vệ sinh để tránh tạo ra áp lực lớn lên các tĩnh mạch ở trực tràng dưới làm búi trĩ phình to và dễ chảy máu.
● Đi vệ sinh ngay khi có cảm giác mắc.
● Tập thể dục mỗi ngày để giúp ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch, có thể xảy ra khi đứng lâu hoặc ngồi lâu.
● Hạn chế ngồi lâu, đặc biệt là trên bồn cầu, có thể làm tăng áp lực lên tĩnh mạch ở hậu môn
5. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Trĩ nội
Có thể chẩn đoán bệnh trĩ nội đơn giản bằng cách kiểm tra khu vực trực tràng. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các phương pháp khác: xét nghiệm tìm máu trong phân, soi đại tràng sigma, soi hậu môn để kiểm tra tình trạng bệnh.
Bệnh trĩ nội có các cách điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
● Ở mức độ nhẹ, bệnh trĩ nội không phải là căn bệnh khó chữa tuy nhiên cần phải được điều trị sớm và cần có tính kiên trì. Có thể sử dụng thuốc uống và thuốc đặt để chữa trị làm giảm các triệu chứng của bệnh mà không cần đến phẫu thuật.
● Duy trì chế độ ăn uống khoa học cũng là một trong các biện pháp chữa trị bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu. Vậy bệnh trĩ nội kiêng ăn gì? Bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh cần kiêng những thực phẩm khó tiêu, không uống rượu, bia và sử dụng thuốc lá cũng như các chất kích thích khác.
● Đối với các trường hợp trĩ có các biến chứng huyết khối nên được can thiệp sớm bằng cách thực hiện phương pháp cắt bỏ hoặc phối hợp lấy huyết khối kèm cắt trĩ bằng các phương pháp khác.
Các phương pháp cắt trĩ hiện nay
Thủ thuật cắt búi trĩ bằng dây thun hoặc hoặc chích xơ mạch máu đến nuôi búi trĩ, thường được áp dụng cho các trường hợp trĩ mức độ nhẹ.
Chích xơ: sử dụng 1-2 ml chất làm xơ được tiêm bằng kim 25-gauge vào lớp dưới niêm của búi trĩ.
Cắt búi trĩ bằng phương pháp thắt dây thun-vòng thắt cao su được đặt bao quanh búi trĩ, thắt gây ra sự thiếu máu cục bộ, búi trĩ bị xơ, teo lại và tự rụng đi.
Phương pháp Longo để cắt bỏ trĩ để điều trị trĩ nội độ 3 và độ 4. Đây là phương pháp mà nguyên lý là làm gián đoạn các mạch máu trĩ trên và giữa, sau đó khâu niêm mạc hậu môn-trực tràng bị sa lên trên, đưa các búi trĩ về vị trí trong ống hậu môn do đó làm teo mô trĩ.
Phương pháp khâu triệt mạch THD: dưới hướng dẫn siêu âm để làm tắc mạch cung cấp máu cho hậu môn, do đó làm giảm sự phình búi trĩ.
Trên đây là một vài chia sẻ của phòng khám Đa khoa Bách Giai về bệnh trĩ nội, hi vọng bài viết này sẽ có ích dành cho bạn. Nếu như còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 035.9826.805
Địa chỉ: 815 Giải Phóng, Giáp Bát, Hà Nội
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa:
Gọi điện trực tiếp: 0827 764 988
Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi với Bác sĩ
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [Để lại số điện thoại]
Bác sỹ đang ONLINE
giải đáp mọi thắc mắc
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
phí khám, chi phí thủ thuật