người chọn tư vấn bác sỹ
BỆNH TRĨ: NGUYÊN NHÂN TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ HIỆU QUẢ
Triệu chứng bệnh trĩ như đau rát, ngứa ngáy, đi ngoài chảy máu gây ra nhiều phiền toái và ảnh hưởng chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy làm cách nào để phòng ngừa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả.
Hiện nay bệnh trĩ ngày càng phổ biến, tuy nhiên do bệnh xuất hiện ở vùng kín nên gây cho người bệnh tâm lý e ngại, dẫn đến nhiều trường hợp khi đi khám thì bệnh đã tiến triển khá nặng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về bệnh cũng như những biện pháp đơn giản giúp phòng bệnh trĩ hiệu quả.
1. Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ không chỉ đơn thuần là bệnh của tĩnh mạch. Đây là các bệnh của 1 hệ thống mạch máu từ tiểu động mạch, tĩnh mạch, thông nối động tĩnh mạch đến cơ trơn và mô liên kết được lót bởi lớp biểu mô bình thường của ống hậu môn.
Đám rối tĩnh mạch nằm ở lớp dưới niêm được nâng đỡ bởi cấu trúc mô sợi đàn hồi. Tình trạng gia tăng áp lực thường xuyên như rặn đi cầu, kèm ứ máu liên tục sẽ dẫn đến phình giãn và tạo các búi trĩ vào trong lòng ống hậu môn. Đồng thời càng lớn tuổi, các cấu trúc mô liên kết nâng đỡ ngày càng bị suy yếu, các búi trĩ tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn dẫn đến trĩ nội sa.
2. Yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ
- Táo bón, hoặc tiêu chảy làm tăng tần suất bệnh trĩ, rặn làm tăng áp lực lên các tĩnh mạch gây căng giãn và ứ máu.
- Chế độ ăn ít chất xơ, làm tăng tần suất bệnh trĩ
- Thừa cân và béo phì, làm gia tăng tần suất bệnh
- Gia tăng áp lực ổ bụng gặp trong những người thường xuyên lao động nặng như khuân vác, vận động viên cử tạ, quần vợt,..., đứng lâu, ngồi nhiều như thư ký, thợ may, nhân viên bán hàng làm gia tăng áp lực ổ bụng cản trở sự hồi lưu máu về tim đưa đến giãn tĩnh mạch hậu môn.
- U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung và thai nhiều tháng làm cản trở hồi lưu máu trở về tim gây giãn tĩnh mạch.
3. Nguyên nhân bệnh trĩ có thể xuất phát từ các yếu tố, nguy cơ như:
- Ngồi nhiều, ít vận động, đặc biệt là dân văn phòng
- Uống ít nước
- Uống rượu bia
- Hay ăn đồ cay nóng
- Chế độ ăn thiếu rau xanh và chất xơ
- Mắc bệnh béo phì
- Phụ nữ mang thai
- Táo bón hoặc tiêu chảy mãn tính
- Hay quan hệ tình dục qua đường hậu môn
- Thói quen ngồi bồn cầu lâu hoặc rặn nhiều khi đi đại tiện
- U vùng tiểu khung như u đại trực tràng, u xơ tử cung…
4. Phân loại và triệu chứng
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ phụ thuộc vào loại trĩ mà người bệnh mắc phải.
4.1 Trĩ nội
Là trĩ nằm ở đoạn trực tràng thấp, thường không thể nhìn hay sờ thấy, người bệnh cũng không cảm thấy sự khó chịu cho đến khi đi đại tiện. Dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:
- Chảy máu trong quá trình đi đại tiện nhưng không đau: giai đoạn sớm sẽ xuất hiện một lượng nhỏ máu đỏ tươi dính trên giấy vệ sinh hay dưới bồn cầu. Sau một khoảng thời gian dài tăng áp lực thành bụng thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Đến giai đoạn muộn, ngoài lúc đi cầu thì chỉ cần đi lại nhiều hay ngồi xổm là máu lại chảy.
- Đau và rát khi trĩ nội sa ra ngoài hậu môn.
Trĩ nội được phân thành 4 cấp độ:
- Trĩ độ 1: Búi trĩ nằm hoàn toàn trong ống hậu môn.
- Trĩ độ 2: Lúc bình thường búi trĩ nằm gọn trong ống hậu môn khi rặn đại tiện thì thập thò ở lỗ hậu môn, tự thụt vào khi đứng dậy.
- Trĩ độ 3: Khi đi đại tiện, làm việc nặng, đi lại nhiều, ngồi xổm thì búi trĩ sa ra ngoài, dùng tay ấn nhẹ có thể vào hoặc tự thụt vào khi nghỉ ngơi.
- Trĩ độ 4: Búi trĩ to, thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn, thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
4.2 Trĩ ngoại
Là trĩ nằm dưới lớp da quanh hậu môn, gây nên tình trạng:
- Ngứa và nóng rát vùng hậu môn.
- Khó chịu hay đau vùng hậu môn.
- Sưng hậu môn.
- Chảy máu.
Trĩ ngoại huyết khối
Khi búi trĩ ngoại bị tắc mạch, máu ứ đọng hình thành cục máu đông cạnh hậu môn sẽ dẫn đến:
- Đau dữ dội.
- Sưng/viêm.
- Một khối cứng gần hậu môn.
5. Biến chứng của bệnh trĩ
Biến chứng của bệnh trĩ thì rất hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra bao gồm:
● Thiếu máu do mất máu mạn tính qua búi trĩ, lúc này cơ thể sẽ không có đủ số lượng hồng cầu cần thiết để thực hiện trao đổi Oxy cho tế bào. Trường hợp này hiếm xảy ra.
● Nghẹt búi trĩ nếu búi trĩ sa và bị mắc kẹt làm cho mạch máu máu cung cấp cho búi trĩ bị tắc. Lúc này triệu chứng đau sẽ rất rõ ràng. Khi ấn nhẹ vào sẽ cảm giác lộm cộm do có cục máu đông.
● Tắc mạch: Là tình trạng hình thành cục máu đông bên trong mạch máu của búi trĩ. Khi mạch máu bị giãn phồng và ứ máu do rặn, bưng vác nặng, có thai, chơi thể thao nặng làm tăng áp lực trong khoang bụng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Tắc mạch trĩ ngoại thì vùng rìa hậu môn sẽ thấy khối phồng nhỏ màu xanh, đi kèm cảm giác đau rát khi sờ, căng. Tắc mạch trong trĩ nội thì có cảm giác đau và cộm trong sâu và triệu chứng không rầm rộ như trĩ ngoại.
● Viêm da quanh hậu môn, viêm nhú và viêm khe khi da giữa các búi trĩ bị loét gây triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát.
6. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
- Khi bị chảy máu trong quá trình đi cầu hoặc búi trĩ không được cải thiện sau khi đã áp dụng thay đổi lối sống và chế độ ăn, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn.
- Đừng tự cho rằng tất cả những chảy máu từ hậu môn trực tràng đều là do trĩ, đặc biệt khi bạn có một lối sống lành mạnh và đi đại tiện dễ dàng. Chảy máu hậu môn trực tràng có thể xảy ra với những bệnh lý khác như viêm loét trực tràng chảy máu, polip trực tràng, ung thư đại tràng hay ung thư hậu môn. Hãy đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và tư vấn.
- Nhập viện cấp cứu ngay khi bạn chảy máu trực tràng lượng lớn, hoa mắt, chóng mặt, ngất.
7. Chẩn đoán bệnh trĩ hiệu quả
Trĩ ngoại có thể dễ dàng được chẩn đoán bằng mắt thường. Đối với trĩ nội, để chẩn đoán được bệnh bao gồm các hình thức sau:
- Thăm khám trực tiếp: Người bệnh nằm tư thế thích hợp, bác sĩ sẽ đưa một ngón tay có đeo găng được bôi trơn vào trực tràng của người bệnh để tìm ra bất thường bệnh lý.
- Chỉ định nội soi trực tràng: Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ cho chỉ định nội soi trực tràng nhằm xác định rõ vị trí và các bất thường khác đi kèm.
Bác sĩ có thể cũng sẽ chỉ định cho người bệnh nội soi toàn bộ đại-trực tràng khi:
- Có những dấu hiệu và triệu chứng gợi ý người bệnh có thể mắc bệnh lý tiêu hóa khác.
- Người bệnh nằm trong nhóm có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng.
- Người bệnh ở tuổi trung niên cần được tầm soát ung thư nhưng chưa từng nội soi đại tràng hay hơn 2 năm gần đây chưa nội soi kiểm tra lại đại tràng
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa:
Gọi điện trực tiếp: 0827 764 988
Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi với Bác sĩ
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [Để lại số điện thoại]
Bác sỹ đang ONLINE
giải đáp mọi thắc mắc
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
phí khám, chi phí thủ thuật