người chọn tư vấn bác sỹ
Chào bác sỹ!
“Dạo gần đây, mặc dù vẫn sinh hoạt ăn uống bình thường nhưng không hiểu sao em lại bị đi đại tiện ra máu. Mới đầu, em phát hiện máu có dính trên giấy vệ sinh, càng về sau, máu chảy thành giọt kèm ít chất dịch mà em cũng không thấy dấu hiệu sa trĩ. Em rất lo lắng vì chưa bao giờ mình bị như vậy. Mong bác sỹ giải đáp giúp em liệu em đang mắc bệnh gì và có thể tự xử lý ở nhà không vì em rất ngại đi khám bệnh có tính nhạy cảm thế này. Em cám ơn bác sỹ ạ !” (N.H, Đà Nẵng)
Trả lời:
Chào bạn, Đại tiện ra máu là một tình trạng phổ biến, có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào.
Đại tiện ra máu tươi - dấu hiệu thường gặp
Đại tiện ra máu tươi là hiện tượng khi đi đại tiện có máu chảy ra, có thể là máu tươi nhỏ giọt hoặc máu bám vào phân. Bên cạnh đó, người bệnh thường có biểu hiện mệt mỏi. Tình trạng này có thể chấm dứt sau vài ngày hoặc kéo dài trong nhiều ngày, cảnh báo những dấu hiệu bất thường liên quan tới trực tràng và hậu môn.
Đa phần các bệnh nhân gặp triệu chứng đại tiện máu tươi đều để bệnh nặng rồi mới đi khám. Khi đó, tình trạng mất máu kéo dài đã khiến bệnh trở nên trầm trọng, làm cho việc trị liệu trở nên khó khăn hơn.
Đại tiện máu tươi dấu hiệu của bệnh gì?
Triệu chứng đại tiện ra máu tươi cảnh báo nhiều bệnh lý ở vùng trực tràng - hậu môn như:
1. Bệnh trĩ
Đại tiện máu tươi là triệu chứng sớm, phổ biến nhất của bệnh trĩ. Biểu hiện của bệnh là có máu tươi trên phân, dính trên giấy vệ sinh hoặc có tia máu trên thành bồn cầu. Bệnh trĩ hình thành khi đám rối tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn bị phì đại quá mức. Bệnh được chia thành 3 dạng: Trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Những người thường xuyên làm việc trong môi trường phải đứng, ngồi quá lâu, bị Táo bón kinh niên, ăn nhiều đồ cay nóng hoặc phụ nữ mang thai,... có nguy cơ cao mắc trĩ.
Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra máu tươi, người mắc bệnh trĩ còn có thể bị sa búi trĩ ra bên ngoài hậu môn, gây viêm nhiễm. Ngoài ra, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng khác như đau rát hậu môn khi đi đại tiện, sốt, Ngứa quanh lỗ hậu môn, nứt hậu môn, áp xe hậu môn,...
2. Viêm loét đại trực tràng
Đại tiện ra máu, có máu tươi lẫn trong phân, lẫn dịch nhầy là biểu hiện đặc trưng của bệnh viêm loét đại tràng. Ngoài ra, người bệnh còn có triệu chứng đi đại tiện nhiều, đau quặn bụng thường xuyên, luôn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và có thể bị sốt.
Bệnh viêm loét đại trực tràng có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như phình giãn đại tràng, thủng đại tràng, xuất huyết tiêu hóa hoặc thậm chí là ung thư.
3. Polyp đại tràng, trực tràng
Triệu chứng đại tiện ra máu còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh nhân có polyp đại tràng - trực tràng. Đây là khối u tăng sinh trên niêm mạc đại trực tràng với biểu hiện táo bón, đại tiện ra máu tươi. Ngoài ra, người bệnh còn gặp triệu chứng đau bụng âm ỉ, có lẫn máu trong phân, cơn đau bụng giảm khi người bệnh đi đại tiện.
Polyp đại trực tràng gây ra bởi nhiều nguyên nhân như: Chế độ sinh hoạt không điều độ, thừa cân, Béo phì hoặc lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,... Tuy không phải bệnh lý quá nguy hiểm nhưng polyp đại trực tràng sẽ gây mất máu trong thời gian dài, ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân về sau. Đồng thời, khối u có nguy cơ ác tính hóa thành ung thư, đe dọa tới tính mạng bệnh nhân.
4. Nứt kẽ hậu môn
Đại tiện máu tươi cũng là một triệu chứng điển hình của bệnh nứt kẽ hậu môn. Tình trạng này khiến bệnh nhân bị đau đớn khi đi đại tiện, đại tiện ra máu, máu tươi có thể chảy thành giọt, hậu môn luôn bị Ngứa ngáy, ẩm ướt do rò rỉ dịch nhầy.
Về cơ chế bệnh sinh, khi hệ tiêu hóa làm việc không hiệu quả, người bệnh có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón. Bệnh nhân thường sẽ dùng sức đẩy phân ra ngoài. Điều này vô tình làm ống hậu môn bị tổn thương, phù nề hoặc nứt, gây hình thành các búi trĩ. Tình trạng Nứt kẽ hậu môn kéo dài sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống.
5. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ là bệnh nhiễm trùng ruột do vi khuẩn gây ra. Việc sử dụng thực phẩm, nguồn nước ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân của bệnh nhân sẽ đưa vi khuẩn gây kiết lị vào cơ thể, tấn công hệ tiêu hóa.
Người bệnh Kiết lỵ có biểu hiện Sốt cao liên tục, đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đau rát hậu môn, phân lẫn nhiều chất nhầy và có máu tươi. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng.
6. Bệnh táo bón
Táo bón kéo dài cũng là một nguyên nhân thường gặp gây đại tiện máu tươi. Khi đi đại tiện, bệnh nhân thường phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, tạo lực ma sát lớn với thành hậu môn, khiến thành hậu môn bị trầy xước, chảy máu. Ở bệnh nhân táo bón, máu có thể dính bên ngoài khuôn phân hoặc dính ở cuối bãi phân, lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào tình trạng tổn thương của ống hậu môn.
Táo bón thường xuất hiện khi bệnh nhân ăn uống không khoa học, ăn nhiều đồ khó tiêu, thức ăn cay nóng hoặc dùng chất kích thích trong thời gian dài,... Táo bón không nguy hiểm nhưng nếu để lâu, không khắc phục thì có thể dẫn tới bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc các bệnh lý khác tại trực tràng - hậu môn.
7. Ung thư đại trực tràng
Một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh ung thư đại trực tràng là đại tiện ra máu tươi, máu có màu đỏ sẫm, chảy thành giọt hoặc thành từng tia. Ban đầu, lượng máu thường ít, về sau sẽ chảy máu nhiều hơn khi tế bào ung thư xâm lấn nhiều vào đại tràng. Bên cạnh đó, người bệnh còn gặp phải các triệu chứng khác nhau chướng bụng, đau bụng dưới, đi ngoài táo - lỏng thất thường, buồn nôn, tiểu tiện mất tự chủ, giảm cân liên tục không rõ nguyên nhân,...
8. Nguyên nhân khác
Triệu chứng đại tiện máu tươi còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý khác như sa trực tràng, rò ống tiêu hóa, bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục, viêm túi thừa, Viêm dạ dày ruột, nhồi máu ruột non do tắc mạch mạc treo, mụn cóc hậu môn, xuất huyết đường tiêu hóa,...
Bị đại tiện ra máu tươi khi nào nên đi khám?
Ban đầu, đại tiện ra máu tươi thường là lượng máu nhỏ, dính trên giấy vệ sinh. Khi tình trạng này kéo dài, máu có thể chảy thành dạng tia hoặc chảy ồ ạt, gây mất máu, người bệnh dễ bị chóng mặt, Ngất xỉu, tụt huyết áp,... Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới sinh hoạt vợ chồng, gây viêm nhiễm vùng da quanh hậu môn, dẫn tới viêm loét hậu môn, viêm nhiễm đường sinh dục,... làm giảm hiệu suất công việc và chất lượng cuộc sống. Đại tiện máu tươi do trĩ có thể biến chứng thành nhồi máu trĩ, có nguy cơ Hoại tử búi trĩ, tiến triển thành ung thư hậu môn - trực tràng.
Vì vậy, khi có triệu chứng đại tiện máu tươi, bệnh nhân nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa càng sớm càng tốt để chẩn đoán, trị liệu đúng cách, mang lại kết quả trị liệu cao, hạn chế nguy cơ biến chứng và ngăn ngừa bệnh trở lại.
Nếu gặp các dấu hiệu sau, bạn nên đi khám ngay:
- Mất nhiều máu, máu phun thành tia hoặc ướt đẫm phân;
- Đại tiện ra máu tươi xảy ra mỗi lần đi cầu, kéo dài trên 2 tuần liên tục;
- Cơ thể gầy yếu, mệt mỏi, sụt cân không rõ nguyên nhân;
- Sốt cao, khó hạ sốt;
- Đau bụng dữ dội;
- Buồn nôn, nôn ói nhiều;
- Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài;
- Tiểu tiện và đại tiện không tự chủ.
Vậy cần làm gì khi đi đại tiện ra máu tươi?
Khi xuất hiện tình trạng đau rát hậu môn đi ngoài ra máu, bệnh nhân không nên chủ quan mà nên đến thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và có phương án trị liệu phù hợp, kịp thời.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết đi thăm khám ở đâu? hãy tới ngay Phòng Khám Ngoại Khoa Uy Tín - đây là một trong những cơ sở y tế được Sở Y Tế cấp phép và công nhận là phòng khám đạt chuẩn.
Đối với tình trạng đau rát ở hậu môn, Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua khám lâm sàng và các kỹ thuật nội soi như:
- Khai thác bệnh sử của bạn, bao gồm cả các triệu chứng.
- Khám trực tràng: Bác sĩ đưa ngón tay vào trực tràng để cảm nhận những bất thường gây đau hậu môn.
- Nội soi hậu môn trực tràng: Bác sĩ sử dụng một ống mỏng, dẻo có gắn camera để quan sát niêm mạc trực tràng.
Sau khi xác định được nguyên nhân gây đại tiện ra máu do bệnh lý gì, bác sĩ sẽ tiến hành trị liệu theo phác đồ khoa học. Với mỗi bệnh nhân sẽ có một liệu pháp khác nhau, không áp dụng trị liệu chung chung, vì thế kết quả trị liệu cũng cao hơn vừa tiết kiệm thời gian lại giảm tải được chi phí cho bệnh nhân.
Vì sao bạn nên lựa chọn Phòng Khám Ngoại Khoa Uy Tín?
Phòng khám ngoại khoa uy tín Đà Nẵng đang là địa chỉ được đông đảo bệnh nhân trong ngoài khu vực tin tưởng ghé đến, cũng bởi Phòng khám sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:
- Đội ngũ bác sĩ: Tay nghề bác sĩ là tiêu chí đầu tiên để quyết định việc kết quả trị liệu. Những bác sĩ đầu ngành và có kinh nghiệm bao giờ cũng sẽ giúp người bệnh yên tâm hơn.
- Cơ sở y tế được cấp phép, đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị hiện đại và là cơ sở chuyên khoa về hậu môn trực tràng
- Đội ngũ nhân viên thân thiện, nhiệt tình, dịch vụ y tế chất lượng.
- Cơ sở có tên tuổi, được nhiều người biết đến, nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người bệnh.
- Chi phí thăm khám, trị liệu bệnh công khai và niêm yết rõ ràng, bệnh nhân được tham khảo, tư vấn lựa chọn dịch vụ phù hợp với điều kiện kinh tế.
- Sau khi thăm khám chẩn đoán được đúng bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ vào đó đưa ra phác đồ trị liệu thích hợp với từng bệnh nhân. Từ đó mang lại kết quả trị liệu cao hơn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí trị liệu.
Để biết thêm thông tin chi tiết về tình trạng Đi đại tiện ra máu tươi, bạn vui lòng liên hệ qua tổng đài 0827 764 988 hoặc [click tư vấn trực tuyến] các bác sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
Nếu còn thắc mắc, bạn có thể liên hệ với bác sĩ chuyên khoa:
Gọi điện trực tiếp: 0827 764 988
Click [Tư vấn trực tuyến] để trao đổi với Bác sĩ
Để tiết kiệm chi phí, bạn có thể [Để lại số điện thoại]
Bác sỹ đang ONLINE
giải đáp mọi thắc mắc
Đặt lịch trực tuyến MIỄN PHÍ sổ khám
Ưu đãi VỀ GIÁ cho học sinh sinh viên
phí khám, chi phí thủ thuật